Một vài suy nghĩ về công tác tuyển sinh đào tạo âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk - TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐĂK LĂK

Một vài suy nghĩ về công tác tuyển sinh đào tạo âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Đăng lúc: Thứ sáu - 14/10/2016 09:13 - Người đăng bài viết: admin
Một vài suy nghĩ về công tác  tuyển sinh đào tạo âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Một vài suy nghĩ về công tác tuyển sinh đào tạo âm nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Có thể nói rằng, nâng cao chất lượng tuyển sinh đào tạo âm nhạc hiện nay đối với các trường VHNT là nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống giảng dạy các môn nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, có tác động rất lớn đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội không chỉ của các đơn vị giảng daỵ VHNT mà còn là nhiệm vụ đào tạo nghệ thuật của cả khu vực Tây nguyên, ......
           Có thể nói rằng, nâng cao chất lượng tuyển sinh đào tạo âm nhạc hiện nay đối với các trường VHNT là nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống giảng dạy các môn nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, có tác động rất lớn đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội không chỉ của các đơn vị giảng daỵ VHNT mà còn là nhiệm vụ đào tạo nghệ thuật của cả khu vực Tây nguyên, công tác tuyển sinh của các trường VHNT nói chung và Đăk Lăk nói riêng, trong nhiều năm qua vẫn còn lúng túng để tìm ra lối đi cho sự ổn định và phát triển bền vững của các loại hình nghệ thuật này trong đó đặc biệt là công tác tuyển sinh âm nhạc.
           Tuyển sinh- Đào tạo- Sử dụng sau đào tạo đã trở thành 3 nhân tố quan trọng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong sự phát triển đi lên của công tác giảng dạy nói chung và đào tạo VHNT nói riêng. Một trong 3 nhân tố trên không ổn định sẽ dẫn đến cả hệ thống trì trệ tiếp theo, Tuy nhiên trong 3 yếu tố trên thì yếu tố chất lượng đào tạo là trung tâm, có vai trò quyết định trong việc giữ vững ổn định và phát triển là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống giảng dạy ngành năng khiếu về âm nhạc.

 


a. Nguyên nhân chung:
- Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thì có tới hơn 90% học sinh Trung học phổ thông sẽ thi vào đại học sau khi tốt nghiệp. Tâm lý nói chung của xã hội hiện nay là đề cao bằng cấp, học sinh không vào được đại học sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông được coi là thất bại trong con đường lập nghiệp. Con em theo học âm nhạc được coi là ngành có thu nhập thấp và khó kiếm việc làm khi ra trường.
- Hoạt động hướng nghiệp của các trường từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông đều tập trung vào các trường Đại học, Cao đẳng chính quy, hạn chế trong việc định hướng học năng khiếu VHNT, lựa chọn học các ngành học âm nhạc là một lựa chọn cuối cùng khi không thể có con đường khác.
- Những chính sách ưu đãi cho đào tạo năng khiếu, đặc biệt chế độ đãi ngộ hiện nay chưa đủ thuyết phục phụ huynh và học sinh lựa chọn học VHNT là con đường lập nghiệp và định hướng cho tương lai.
- Học phí học các chuyên ngành âm nhạc còn thấp không đủ để thực hiện và đáp ứng các hoạt động giảng dạy.
b. Khó khăn của địa phương
-  Sinh viên học sinh học ngành VHNT ra trường khó tìm kiếm việc làm so với các ngành nghề khác;
-  Hiệu suất đào tạo các trường VHNT hiện nay chưa cao do ảnh hưởng của kinh tế thị trường.
- Hoạt động gắn kết giữa cơ sở giảng dạy và đơn vị sử dụng trên địa bàn Tây nguyên chưa gắn kết. trong khi đó các đơn vị giảng dạy ngoài công lập đào tạo âm nhạc lại có xu hướng phát triển theo kiểu nâng cao dân trí.
c. Khó khăn của các trường:
- Chất lượng đào tạo âm nhạc còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội do các nguyên nhân:
+ Nội dung các chương trình giảng dạy chưa sát thực tế, không có tính cập nhật, còn nặng về mặt lý thuyết.
+Bên cạnh đề án tuyển sinh riêng của các trường nên có quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh và chế độ dành cho giảng viên riêng đối với các ngành văn hóa nghệ thuật, đây là ngành đặc thù không thể dùng chung quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
+ Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với sự phát triển về VHNT ở trong nước cũng như trong khu vực.
+ Đội ngũ giáo viên thiếu kinh nghiệm, không có nhiều điều kiện để tiếp xúc thực tiễn ở các đơn vị ngoài xã hội.
+ Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy các môn năng khiếu chưa đáp ứng yêu cầu cho từng đặc thù ( Thanh nhạc, Organ, Guitare…)
+ Chưa chú trọng đến việc đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cho các chuyên ngành nghệ thuật.
+ Công tác để mở mã ngành tiêu chuẩn đòi hỏi trình độ giảng viên quá cao đối với một trường miền núi.
+ Nguồn tư liệu giảng dạy chuyên ngành âm nhạc và các môn năng khiếu nghệ thuật còn thiếu so với nhu cầu cần - đủ cho giáo viên và người học.
d. Nút mở cho thực trạng trên :
         Việc định hướng lựa chọn chuyên ngành đặc trưng của các cơ sở cũng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng đào tạo chồng chéo ( Chính quy, từ xa, Vừa làm vừa học) chất lượng đào tạo chưa được quan tâm thỏa đáng. Người học ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp với chính nghề được đào tạo ra do sản phẩm có chất lượng không đồng đều.
         Để định hướng với thực trạng trên, trong hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Tây nguyên giai đoạn 2011- 2020 được Chính phủ tổ chức ngày 18.11.2010 tại tp.Buôn Ma Thuột – đã đặt ra yêu cầu sớm quy hoạch và tập trung tìm giải pháp khả thi và tối ưu cho việc phát triển nguồn nhân lực vùng Tây nguyên nhằm đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đưa Tây nguyên trở thành động lực phát triển kinh tế của cả nước trong đó có đề cập đến đào tạo Văn hóa nghệ thuật ( VHNT).
        Tại Quyết định số 1243/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án “ Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020” tại mục 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu có nêu “Đổi mới công tác tuyển sinh các ngành năng khiếu văn hóa nghệ thuật. Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng ở trình độ Đại học và Cao đẳng, nhằm tạo nguồn tuyển sinh rộng rãi cho các trường giảng dạy nghệ thuật” là một một cái phao, là nút mở cho các trường đào tạo Văn hóa nghệ thuật.
         Bên cạnh chủ trương và các văn bản định hướng trên , trước khi trông chờ vào những thay đổi tích cực mang tính khách quan, các cơ sở đào tạo VHNT phải tự tạo thương hiệu, tự cứu lấy chính mình trong công tác tuyển sinh đầu vào bằng cách nâng cao chất lượng đầu vào, đổi mới chương trình đào tạo để tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội ./.

    Nguyễn Trường

 

Ý kiến bạn đọc

 


Liên kết Webtise







THÔNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 23435

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 223994

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12108762

THỜI KHÓA BIỂU