Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc của HSSV Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật nhân ngày Sách Việt Nam - TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐĂK LĂK

Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc của HSSV Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật nhân ngày Sách Việt Nam

Đăng lúc: Thứ ba - 25/04/2017 14:24 - Người đăng bài viết: admin
Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc của HSSV  Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật  nhân ngày Sách Việt Nam

Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc của HSSV Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật nhân ngày Sách Việt Nam

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong chúng ta nguồn tri thức vô tận. Sách giúp chúng ta tu dưỡng nhân cách, ý thức và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Trong môi trường khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, học sinh, sinh viên có rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận nguồn tri thức, song giá trị truyền thống từ việc đọc sách vẫn không thể phủ nhận.
       Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong chúng ta nguồn tri thức vô tận. Sách giúp chúng ta tu dưỡng nhân cách, ý thức  và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Trong môi trường khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, học sinh, sinh viên có rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận nguồn tri thức, song giá trị truyền thống từ việc đọc sách vẫn không thể phủ nhận.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam. Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, các cấp, ngành và các địa phương trong cả nước đã phối hợp tổ chức hàng loạt hoạt động đa dạng và hấp dẫn, nhằm lôi cuốn mọi người đến với văn hóa đọc.
      Những năm gần đây, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục nhu cầu bạn đọc, số đầu sách và tài liệu phục vụ học tập tương đối nhiều, nhất là các loại tài liệu sách báo tham khảo. Song thực tế, số lượng học sinh, sinh viên vào đọc sách và tìm kiếm tài liệu hàng ngày rất ít. Theo số liệu thống kê từ Phòng Thư viện của trường thì trung bình một ngày chỉ có khoảng 3 – 4 học sinh, sinh viên vào đọc và tìm kiếm tài liệu. Thực trạng này đang là vấn đề đáng báo động về việc đọc sách và hoạt động tự học tập của học sinh, sinh viên trong trường.
      Từ thực tế trên, có thể nhận thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng đó chính là việc học sinh, sinh viên không hứng thú với hoạt động đọc sách. Thiết nghĩ việc mất hứng thú với hoạt động đọc sách một phần do thiếu kỹ năng, phương pháp đọc sách không hiệu quả dẫn đến dễ nhàm chán, không tập trung mà dần mất hứng thú. Dưới đây, tôi xin được chia sẻ một vài kỹ năng đọc sách để học sinh, sinh viên có thể tham khảo.
      Thứ nhất, muốn hiểu nội dung của một cuốn sách, người đọc phải hết sức tập trung, vừa đọc nhưng đồng thời phải suy nghĩ, thậm chí có những đoạn chúng ta cần phải  đọc chậm lại để hiểu vấn đề, liên kết và xâu chuỗi các vấn đề đã đọc trước đó. Thật khó để thông suốt một cuốn sách hoàn chỉnh với những gì tác giả gửi gắm, nhưng qua những gì chúng ta đọc được, chúng ta cũng có thể thu lượm được gì mà tác giả viết ra và những gì tác giả không nêu ra, vì vậy thói quen tư duy dần được rèn luyện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã học được cả kiến thức và cả phương pháp, đó chính là điều tuyệt vời nhất mà hoạt động đọc sách mang lại.
 Ngoài ra, sở dĩ đọc có suy nghĩ, bởi có những cuốn sách có cùng một đối tượng nhưng mỗi tác giả lại diễn giải khác nhau, đứng trên từng quan điểm nhìn nhận khác nhau và chúng ta thu lượm, học hỏi được những gì từ rất nhiều những quan điểm khác nhau đó. Nếu thực hiện được điều này, đọc sách đã thực sự đúng nghĩa.
      Thứ hai, đọc sách là phải đọc có hệ thống và trình tự ưu tiên. Thông thường một đọc giả thông minh sẽ đọc theo trình tự như sau:
- Đọc lướt phần tổng quát để xem nội dung sơ bộ của cuốn sách là gì, có đúng với điều mình quan tâm hay không.
- Tùy theo mục đích tìm kiếm sẽ đọc kỹ những phần quan tâm, thậm chí đọc đi đọc lại để thực sự nắm bắt và giải quyết vấn đề.
- Đọc lướt nhanh, bởi khi đọc nhanh sẽ làm cho não chúng ta buộc phải tập trung cao độ và làm việc liên tục để xử lý, chọn lọc thông tin. Kỹ năng này cần được rèn luyện nhiều để tạo nên thói quen mang lại hiệu quả cao.
      Thứ ba, đọc chọn lọc để rút ra vấn đề cốt lõi để có thể giải quyết vấn đề đồng thời nêu được vấn đề mới tăng sự kích thích sự tìm tòi muốn khám phá tiếp theo.
      Thứ tư, không phải khi nào chúng ta cũng có thể ghi nhớ được tất cả mọi vấn đề mà chúng ta thu lượm được trong quá trình đọc, do vậy nên cần có một cuốn sổ để ghi chép vắn tắt, đánh dấu những nội dung quan trọng, những vấn đề gợi mở hay thậm chí những vấn đề chưa hiểu để khi cần tra cứu và sử dụng.
Mỗi cuốn sách là một kho tàng tri thức quý báu được đúc kết thành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc trở nên giàu có về nguồn tri thức, sự hiểu biết mà nó còn rèn luyện năng lực ngôn ngữ, phương pháp tư duy giúp hoàn thiện bản thân .Để có được những kết quả ấy, người đọc hãy tự hình thành cho mình một thói quen về kỹ năng và phương pháp đọc sách thông minh. Xã hội ngày càng phát triển với những tiện ích của khoa học công nghệ, song sách vẫn luôn là những người bạn đồng hành tin cậy trên bước đường thành công của mỗi chúng ta.
 
                                                                                                          Lê Gấm

Ý kiến bạn đọc

 


Liên kết Webtise







THÔNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 17755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 218314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12103082

THỜI KHÓA BIỂU