Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk - TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐĂK LĂK

Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Đăng lúc: Thứ hai - 14/05/2012 03:45 - Người đăng bài viết: admin
Nhà trường ta trong nhiều năm qua, công tác Nghiên cứu khoa học ( NCKH) và viết Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) tuy có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với cán bộ giảng viên, nhiều giảng viên chỉ tập trung cho công tác giảng dạy, hoặc chỉ hoàn thành công tác thường ngày của mình, chưa quan tâm đúng mức đến công tác NCKH và SKKN, nguyên nhân có thể phát xuất từ nhiều mặt, nhưng trong giới hạn khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin mạn phép trao đổi một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết SKKN .
Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk

Nhà trường ta trong nhiều năm qua, công tác Nghiên cứu khoa học ( NCKH) và viết Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) tuy có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với cán bộ giảng viên, nhiều giảng viên chỉ tập trung cho công tác giảng dạy, hoặc chỉ hoàn thành công tác thường ngày của mình, chưa quan tâm đúng mức đến công tác NCKH và SKKN, nguyên nhân có thể phát xuất từ nhiều mặt, nhưng trong giới hạn khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin mạn phép trao đổi một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết SKKN .
Qua các đợt tập huấn ở Huế và Nha trang mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai hướng dẫn về công tác Nghiên cứu khoa học đã có nêu vấn đề viết SKKN trong các trường đào tạo Văn hóa Nghệ thuật.
Nhân đây tôi xin trao đổi và giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm đã thu thập được qua các đợt tập huấn nói trên,
Như chúng ta đã biết sáng kiến kinh nghiệmlà những tri thức và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, không phải là những việc  dự định hay còn trong ý nghĩ mà đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới. Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.
SKKN là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy  được trong thực tiễn công tác, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được.
Khi viết SKKN, cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng & mở rộng SKKN, yêu cầu cụ thể cần đạt được là:
Thứ nhất, tính mục đích:
- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh …trong giảng dạy âm nhạc, múa, nhạc cụ, mỹ thuật…
- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…
          Thứ hai, tính thực tiễn:
- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, hoặc các sự việc ở nơi mình công tác.
- Những kết luận được rút ra trong đề tài  phải là sự khái quát hóa từ những thực tiễn, những họat động cụ thể đã diễn rakhông nên sao chép tài liệu, sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu thực tế.
          Thứ ba, tính sáng tạo khoa học:
- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết.
- Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác trong thực tế tại đơn vị làm nổi bật  tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
Tính sáng tạo khoa học được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức.
        Thứ tư, khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN, có dẫn chứng cụ thể các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với  cách làm cũ.
- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày là đề tài có thể vận dụng trong phạm vi và chừng mực nào đó, có thể mở rộng, phát triển đề tài trong nhiều lĩnh vực ...
Đảm bảo được những nội dung và yêu cầu cơ bản, đòi hỏi người viết SKKN:
+ Phải có thực tế đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công việc giải quyết những vấn đề thực sự ở cơ sở nơi đang công tác.
+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
*Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung, thể hiện tính logic của đề tài.
*Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản đó là Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp. Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào, Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó là gì, Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả mang tính khả thi.
+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn minh chứng.
           Thứ năm, mức độ và cách giới thiệu SKKN:
Có thể  chia  thành 2 mức độ như sau:
+Tường thuật kinh nghiệm: Là điều mà tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,  cách làm đã mang lại kết quả ở mức độ tường thuật, tác giả cần làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong giảng dạy, trong công tác. Mô tả kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành, đưa ra những bài học kinh nghiệm.
Tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục.
+ Phân tích kinh nghiệm: Tác giả cần đạt được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN  đã thực hiện, hướng phát triển nâng cao của đề tài . Trong việc phân tích, tác giả cần phải  mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa,lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng. Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện khách quan. Rút ra những kết luận khái quát  hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN đã đưa ra.
         Thứ sáu, các bước tiến hành viết một SKKN:
 + Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ):
Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, gồm nhiều lĩnh vực như  kinh nghiệm trong việc giảng dạy một chương, một bài, hoặc là một  nội dung kiến thức cụ thể nào đó.
Kinh nghiệm trong việc giảng dạy, kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, kinh nghiệm trong việc tổ chức một hoạt động nào đó trong công tác, hoặc là kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào.
Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ  lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng, Việc xác định tên đề tài có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh lan man, lạc đề.
Tên đề tài là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, trong công tác mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :
 Đúng ngữ pháp. không dùng các từ mang tính hình tượng. tính bất định. đủ ý , rõ nghĩa, Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề chung chung hoặc quá rộng khó có thể giải quyết trong một đề tài.
 +Viết đề cương chi tiết:
Đây là một công việc rất cần thiết. nếu bỏ qua công đoạn này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu gì, việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể. Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu. Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc dẫn chứng đề tài,
          Tiến hành thực hiện đề tài tác giả nên tìm đọc các tài liệu liên quan, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn, các biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể, thu thập các số liệu để dẫn chứng. Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai theo các gói hồ sơ riêng cho từng vấn đề để thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin. Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục  xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
         Thứ bảy, một vài gợi ý thêm bổ sung về nội dung các phần chính của SKKN
+ Đặt vấn đề: Lý do chọn đề tài )
Trình bày chủ yếu lý do chọn đề tài, nêu được các ý chính sau đây:
* Nêu rõ hiện tượng, các vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác…
* Ý nghĩa và tác dụng về mặt lý luận của hiện tượng, vấn đề đó trong công tác .
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng, có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi, với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
+ Nội dung(Giải quyết vấn đề )
Đây là phần cốt lõi của SKKN, trình bày rõ các điểm chính sau đây:
* Cơ sở lý luận: Trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc  nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
* Thực trạngTrình bày những thuận lợi, khó khăn của vấn đề được nêu ra để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật  những khó khăn, những mâu thuẫn, những thực trạng mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến.
*Giải pháp: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể  đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả  của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
Hiệu quả của SKKN: Trình bày được các ý đã áp dụng SKKN cho đối tượng cụ thể nào chưa. Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ. Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày.
+ Kết luận :
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong công tác.
- Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.
- Bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN.
- Đề xuất.
                              ( Tham khảo thêm phần phụ lục về cấu trúc SKKN)
Tóm lại:
Công việc viết SKKN thực sự là một đúc kết của sự trải nghiệm, công việc này mang tính khoa học và sáng tạo, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, có sự đầu tư trí tuệ,  đầu tư công sức và thời gian, có tâm có tầm với nghề nghiệp,  nhà trường chúng ta là một môi trường đào tạo năng khiếu nghệ thuật,  âm nhạc, hội họa, ngành nghề nhạy cảm với nhiều cung bậc nhiều màu sắc, để nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo và hiệu quả trong công tác, mong muốn của người viết đó là  nhà trường sẽ đón nhận được nhiều  SKKN mới  thật ấn tượng có tác dụng tích cực trong công tác đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo;  sẽ có nhiều sản phẩm SKKN giá trị đóng góp cho sự phát triển của nhà trường trong hiện tại và những năm tới.
                                                                                  

                                                                                        Nguyễn Trường


                                                                                                                Phụ lục
                                CẤU TRÚC ĐỀ TAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 
                +Bìa; Trang phụ bìa; Mục lục; Danh mục chữ cái viết tắt
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
2. Phần nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng (chỉ nêu thực trạng vấn đề nghiên cứu)
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn
2.2.2. Thành công, hạn chế
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
2.3. Giải pháp
2.3.1. Mục tiêu
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
2.3.3. Điều kiện thực hiện.
2.3.4. Mối liên hệ.
2.3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
3. Phần kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận (viết ngắn gọn, khái quát, phần này không cần số liệu)
- Nêu khái quát các nội dung.
- Kết quả của nội dung .
3.2. Kiến nghị (viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu đề tài)
§    Tài liệu tham khảo
……………………………………………………………………………………
   Ghi chú : Quy định về thể thức văn bản: Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
- Trang mặt trước:
 Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm.
- Trang mặt sau:
Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm; Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm.
       - Font: Times New Roman; Size : 14, Paragrap : Single.


Ý kiến bạn đọc

 


Liên kết Webtise







THÔNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 3580

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 144386

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9300533

THỜI KHÓA BIỂU